Đa dạng hóa thị trường công nghiệp và những cơ hội mới cho nhà đầu tư

SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

HÌNH 1: XUẤT KHẨU TRONG KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG*, TỶ USD 1980-2022

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã khẳng định mình là “công xưởng của thế giới”, với vai trò quan trọng của Trung Quốc đại lục, quốc gia chiếm gần 15% xuất khẩu toàn cầu [1] , có liên kết thương mại với hơn 200 thị trường trên toàn cầu [2] và là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 nước trong số đó [3] . Tuy nhiên, các tuyến thương mại trong khu vực sẽ dần trở nên quan trọng hơn.

Châu Âu và Bắc Mỹ từ lâu đã là đối tác thương mại lớn nhất của Châu Á Thái Bình Dương, lần lượt chiếm 16% và 15% giá trị xuất khẩu vào năm 2022 [4]. Tuy nhiên, trong khi giá trị đồng Đô la tăng lên, tỷ trọng xuất khẩu tương ứng lại giảm từ 19% và 23% vào năm 2002. Cả Châu Âu và Bắc Mỹ đều và sẽ vẫn là những đối tác quan trọng, nhưng sự thống trị của họ đang giảm dần. Điều này dự kiến ​sẽ tiếp tục trong tương lai khi tốc độ tăng trưởng tiêu dùng ở những khu vực này tụt hậu so với các thị trường đang phát triển nhanh hơn và sự phổ biến của near-shoring – gia công sản xuất gần nước đặt hàng - đang tăng tốc. Ngược lại, thương mại nội vùng giữa 13 nền kinh tế hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương đã tăng từ 820 tỷ USD năm 2000 lên hơn 4,4 nghìn tỷ USD vào năm 2022 – tăng gấp 5 lần (Hình 1) – với thương mại nội vùng chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của các thị trường này. Ngoài ra, đang có sự gia tăng nhỏ trong giao thương với Trung Đông và Châu Phi.

% Lượng hàng hóa CATBD ở lại khu vực

Xuất khẩu nội khu CATBD

* 13 thị trường hàng đàu

Nguồn: International Monetary Fund

Tuy nhiên, chính sức mạnh nền tảng của khu vực sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn nhất trong tương lai. Nền kinh tế khu vực được dự báo sẽ tăng hơn 10 nghìn tỷ USD theo giá trị thực tế cho đến cuối thập kỷ này, chiếm một nửa mức tăng trưởng toàn cầu [5] . Bên cạnh đó, Châu Á Thái Bình Dương sẽ đạt mức tăng trưởng dân số lớn nhất theo khu vực và thống trị tầng lớp dân số trung lưu, chiếm 89% tổng mức tăng trưởng toàn cầu cho đến năm 2030 [6] .

Nói tóm lại, khu vực này sẽ ngày càng chú trọng phục vụ chính dân số của mình và chuỗi cung ứng sẽ cần được thiết kế lại để tận dụng cơ hội này.

[2] Truman Du (2023). Visualizing All of China’s Trade Partners. Visual Capitalist [3] Ambassador Mark A. Green (2023, January 17). China Is the Top Trading Partner to More Than 120 Countries. Wilson Center [4] International Trade Centre [5] Moody’s analytics, September baseline forecast [6] Brookings Institute

14

15

DRIVERS OF CHANGE IN ASIA PACIFIC

ĐA DẠNG HÓA THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG CƠ HỘI MỚI CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Made with FlippingBook flipbook maker