Southeast Asia Outlook 2023 vn

TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN ĐẦY HỨA HẸN M Ộ T T H Ậ P K Ỷ T I Ế P T H E O M Ạ N H M Ẽ

Thời đại kỹ thuật số tiếp tục là nhân tố thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, và điều này sẽ tạo ra làn sóng nhu cầu bất động sản tại Đông Nam Á. Theo một nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company vào năm 2022, kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng 20% hàng năm từ năm 2023 đến năm 2025. Đông Nam Á là khu vực vốn được hưởng lợi ích từ vị trí địa chính trị thuận lợi, chính vì vậy, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy trên toàn cầu bắt buộc các nhà thương mại phải đa dạng chuỗi cung ứng, khu vực này nhờ vậy lại trở thành thỏi nam châm mới. Hơn nữa, các hiệp định và chính sách thương mại gần đây sẽ hỗ trợ Đông Nam Á tăng trưởng thương mại mạnh mẽ hơn. Điển hình là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hơn 90% hàng hóa trong vòng 10-15 năm tới. Chiến lược kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ dẫn đầu đã được công bố vào năm 2022 sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng thương mại cho Đông Nam Á. Các nền kinh tế có định hướng thương mại như Việt Nam và Malaysia sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Bất chấp những thách thức trong ngắn hạn, triển vọng của Đông Nam Á trong dài hạn vẫn ngập tràn những hứa hẹn. Quy mô kinh tế khu vực Đông Nam Á rất lớn và có lượng dân số lớn thứ ba thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG GDP

Thương mại tại Đông Nam Á đã sẵn sàng cất cánh, bao gồm cả giao thương trong và ngoài khu vực. Kim ngạch thương mại Đông Nam Á tăng trưởng đều đặn hằng năm, đặc biệt là Việt Nam, với khối lượng hàng hóa thương mại hằng năm tăng 12,7% kể từ năm 2012. Singapore cũng được dự báo có kim ngạch thương mại mạnh mẽ nhờ vào khối lượng đầu tư cao kỷ lục vào năm 2022, đặc biệt là các mặt hàng giá trị cao như lĩnh vực điện tử. Xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và đem lại lợi ích cho khu vực. Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, sửa đổi những bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ “mở đường” cho sự phục hồi của thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là tại Việt Nam và Indonesia. Việt Nam được xem là thị trường ưa chuộng của các nhà đầu tư và quốc gia này đã đón nhận các khoản đầu tư ngày càng tăng từ các nhóm đầu tư tổ chức lớn. Indonesia và Philippines cũng là những thị trường có nhiều tiềm năng, mặc dù vẫn còn tương đối kém thanh khoản. Cuối cùng, tính bền vững trong các dự án là một yếu tố ngày càng được ưu tiên tại khu vực khi các thành phố Đông Nam Á đặt mục tiêu “công trình xanh” lên hàng đầu. Theo Báo cáo Nền kinh tế Xanh năm 2022 tại Đông Nam Á, thị trường công trình xanh có thể lên đến 20-25 tỷ USD vào năm 2030.

Việt Nam

Thái Lan

Tỷ lệ Tăng trưởng Dân số trung bình % (2023-2027)

Tỷ lệ Tăng trưởng GDP trung bình % (2023-2027)

Nguồn: Moody’s Analytics, Cushman & Wakefield Research Ghi chú: Kích thước của hình tròn biểu thị cho Quy mô của nền kinh tế

7

Southeast Asia Outlook 2023: Bouncing Back Stronger | 8

Made with FlippingBook - Online Brochure Maker