Nhà Ở Cho Mọi Người: Báo cáo Nhà ở Xã hội Việt Nam 2023

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CHÍNH

SƠ LƯỢC THỊ TRƯỜNG

CÁC TỈNH THÀNH CÓ CHỈ TIÊU NHÀ Ở XÃ HỘI CAO NHẤT – TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã có những sáng kiến ​để hiện thực hóa mục tiêu này và giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống, tiêu biểu như: Đề án xây dựng 1 triệu đơn vị nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; sửa đổi Luật Nhà ở 2014 để bổ sung nhiều chính sách thông thoáng và ưu đãi hấp dẫn; và các chính sách khác có liên quan để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội tại đô thị và dự án nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, với tổng quy mô gần 156.000 căn. Khoảng 401 dự án chuẩn bị được xây dựng, với tổng quy mô khoảng 454.000 căn. Tuy nhiên, nhu cầu đối với loại hình nhà ở này vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân thu nhập thấp tại các khu công nghiệp là khoảng 2,4 triệu căn cho giai đoạn 2021 – 2030. Cụ thể, cả nguồn cung hoàn thành hiện hữu và nguồn cung tương lai sẽ chỉ đáp ứng khoảng 20 – 30% tổng nhu cầu.

gắn liền với đất. Đối với căn hộ sẽ có ba loại diện tích tương ứng với số phòng ngủ, trong đó, căn hộ 1 phòng ngủ rơi vào khoảng 46 m2, căn hộ 2 đến 3 phòng ngủ có nhiều diện tích như 46-51-57-69 m2. Đối với nhà liền thổ sẽ được xây từ 1 đến 3 tầng và diện tích đất khoảng 50 đến 75 m2. Nhà ở xã hội được xếp vào nhóm bất động sản ưu tiên, chính vì vậy, không phải tất cả người dân đều có thể mua và sở hữu nhà ở xã hội. Cụ thể, nhà ở xã hội được xây dựng chủ yếu hướng đến an sinh xã hội cho các nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp, nhóm công nhân trong các khu công nghiệp và nhóm người có công với cách mạng. Đa phần các dự án nhà ở xã hội được phát triển bởi các chủ đầu tư trong nước. Một số chủ đầu tư điển hình có thể kể đến như HUD Việt Nam, BIC Việt Nam và Him Lam tại khu vực phía bắc. Khu vực miền trung có Xuân Phú Hải, Saigon Invest Group và Vicoland; Và phía nam có Nam Long, Hoàng Quân và Sacomreal và nhiều chủ đầu tư khác.

KHUÔN PHÁP LÝ & CHÍNH SÁCH

TỈNH/THÀNH PHỐ

TỔNG NHU CẦU (CĂN)

CHỈ TIÊU (CĂN)

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

TP HCM

345,388 115,836 310,000 84,489 136,000 128,327 99,928 56,700 77,750 52,700

69,750 86,877 71,250 44,243 56,250 72,185 74,946 42,525 39,895 33,476

ĐẦU TƯ & TÀI CHÍNH

Bình Dương

Long An

TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ

Bình Phước

Hà Nội

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TIỆN ÍCH CỘNG ĐỒNG

Bắc Ninh Bắc Giang Hưng Yên

TÍNH BỀN VỮNG

Nghệ An

Hải Phòng

HIỆU QUẢ THIẾT KẾ & THI CÔNG

Nguồn: Bộ Xây Dựng Việt Nam

Lưu ý: Số liệu trên được ước tính dựa trên tình hình thực tế của các dự án nhà ở xã hội được công bố. Điều này chỉ bao gồm các dự án đã công bố số lượng tổng số căn hộ.

Thông thường, mô hình nhà ở xã hội tại Việt Nam được xây dựng dưới hai hình thức: căn hộ và nhà ở

HÌNH 1:

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở XÃ HỘI

Nguồn: Bộ Xây Dựng Việt Nam

Lưu ý: Số liệu trên được ước tính dựa trên các dữ liệu thu thập từ Bộ Xây Dựng và chỉ dành cho mục đích tham khảo.

Made with FlippingBook Learn more on our blog