Southeast Asia Outlook 2023 vn
MỞ CỬA LẠI BIÊN GIỚI T R U N G Q U Ố C M Ở C ỬA L Ạ I
Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực tăng trưởng kinh tế hàng đầu, trong bối cảnh Hoa Kỳ và Châu Âu có khả năng rơi vào suy thoái. Tốc độ tăng trưởng tại khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 4,7% vào năm 2023, tiệm cận với mức tăng 5% hàng năm trong giai đoạn trước đại dịch.
TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP)
Triển vọng 2023 Triển vọng 2024
Tăng trưởng Trung bình Trước dịch (2015-2019)
Các quốc gia tại Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế khác nhau, tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế và giai đoạn mở cửa trở lại. Philippines và Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng vào năm 2023, với mức tăng trưởng lần lượt là 7,1% và 5,8%. Nền kinh tế Philippines được thúc đẩy nhờ vào du lịch phục hồi và tăng trưởng các dịch vụ gia công thuê ngoài, một ngành vẫn hoạt động tốt trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa thương mại mặc dù tăng trưởng xuất khẩu đang có dấu hiệu chững lại do suy thoái toàn cầu. Thái Lan là nền kinh tế ASEAN duy nhất sẽ chứng kiến mức tăng trưởng GDP mạnh hơn vào năm 2023 so với năm 2022, trong bối cảnh du lịch được kỳ vọng sẽ tăng mạnh khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Trước đại dịch, du khách Trung Quốc đến Thái Lan đã đóng góp hơn 1/3 trên tổng số du khách Trung Quốc đến Đông Nam Á. Trong khi đó, Singapore và Malaysia sẽ tăng trưởng chậm lại sau đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ vào năm 2021 và 2022. Tương tự, Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) cung cấp một bức tranh tổng thể về các nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó, niềm tin của các nhà sản xuất vào các nền kinh tế định hướng thương mại trở nên trầm lắng hơn. Singapore (26%), Việt Nam (24%) và Malaysia (17%) cùng nhau đóng góp khoảng 67% sản lượng xuất khẩu ra ngoài Đông Nam
Á, theo báo cáo thương mại 2021. Sự gia tăng sử dụng xe điện ngày càng tăng là tín hiệu tốt cho các nhà sản xuất ở Indonesia và Thái Lan, một trung tâm có vị trí thuận lợi để bắt kịp xu hướng sản xuất xe điện. Trong khi đó, Indonesia đã đón nhận các khoản đầu tư cam kết nhiều hơn vào các ngành công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp hạ nguồn, nhờ vào trữ lượng lớn Niken, một kim loại chính cho sản xuất pin EV. Trung Quốc là điểm đến xuất khẩu chính của Đông Nam Á, vì vậy, sự kiện Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là điểm sáng cho khu vực. Nhu cầu tiêu dùng ngoài biên giới của nhà đầu tư Trung Quốc tăng cao là tín hiệu tốt cho các khoản đầu tư thương mại, công nghiệp và nhà ở trong khu vực. Thị trường khách sạn và bán lẻ được dự báo sẽ tăng mạnh nhất trong thời gian tới.
TĂNG TRƯỞNG GDP (%)
Malaysia Việt Nam Philippines Indonesia Singapore Thái Lan Trung Quốc Hoa Kỳ Châu Âu
CÁC THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐÔNG NAM Á
Nguồn: Moody’s Analytics, Cushman & Wakefield Research
1
Southeast Asia Outlook 2023: Bouncing Back Stronger | 2
Made with FlippingBook - Online Brochure Maker